Đóng quảng cáo

Bệnh thường gặp ở gà thả vườn và hướng dẫn cách phòng tránh

Bệnh thường gặp ở gà thả vườn sẽ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi của chủ trang trại. Vậy làm sao để có thể phát hiện ra những căn bệnh này một cách nhanh nhất? Cùng SV388 chúng tôi tìm hiểu về một số loại bệnh phổ biến qua bài viết sau đây.

Điểm tên một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Mô hình nuôi gà thả vườn sẽ giúp cho chất lượng gà thịt được nâng cao bởi gà được chăn thả tự do, vận động nhiều nên thịt săn chắc và dai ngon. Tuy nhiên, cách nuôi này cũng xuất hiện nhiều căn bệnh thường gặp sau:

Gà mổ cắn lẫn nhau khiến chúng bị thương

Trong đàn gà sẽ có những con có thói quen mổ cắn những con khác và khiến chúng bị thương dây cũng là bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Một số nguyên nhân khiến chúng cắn lẫn nhau đó là:

  • Những con gà mái sau khi đẻ trứng xong sẽ bị giãn hậu môn dẫn đến lòi dom và phần này sẽ lòi ra ngoài kích thích những con khác xông vào mổ cắn. Khi bị cắn thì vết thương sẽ chảy máu càng làm kích thích những con gà khác lao đến đông hơn khiến con bị cắn có thể bị lòi ruột và chết.
  • Mổ cắn lông: Những con bị thiếu dưỡng chất sẽ khiến cho chúng trở nên hung hăng và mổ cắn lông của nhau. Biểu hiện của những con gà này sắc tố của lông sẽ tập trung ở ống chân lông khiến chúng có màu nâu.
  • Tình trạng mổ cắn vào đầu: khi gà phát hiện ra trong đàn có con bị thương ở mào thì chúng sẽ lao vào tấn công liên tiếp vào đầu của con bị thương. Gà thả vườn rất hay mổ vào tai tích và đầu nhau.
benh thuong gap o ga tha vuon mo can lan nhau
Gà bị thương do mổ cắn lẫn nhau

Bệnh thường gặp ở gà thả vườn do ngộ độc thức ăn

Khi ăn thức ăn thì gà có thể bị ngộ độc trong các trường hợp sau:

  • Ngộ độc muối sẽ làm cho gà uống nhiều nước, tích tụ nước dưới da và gây bại liệt dẫn đến sưng khớp. 
  • Ngộ độc hóa chất cũng gà cũng uống nước nhiều, nhiều khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra thì có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, ở mề, lâu hơn có thể thấm thẳng vào thịt. 
  • Gà ăn ngũ cốc bị mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là có thể bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm cho gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Nếu như ngộ độc nặng sẽ gây chết gà rất nhanh. Gan chúng bị sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận sưng và xuất huyết.

Bệnh tụ huyết trùng

Căn bệnh thường gặp ở gà thả vườn đó chính là bệnh tụ huyết trùng, một căn bệnh lây lan cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân của bệnh này chính là do vi khuẩn trong họ Pasteurella gây nên. Loại vi khuẩn này tồn tại xung quanh môi trường nuôi gà như bụi rậm ,cống rãnh, ao tù. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà và khi sức đề kháng của gà yếu đi thì bệnh sẽ phát tác và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khi gà bị tụ huyết trùng sẽ bỏ ăn, gầy ốm, xuất hiện nhiều vết tụ máu khắp cơ thể. Khi ở thể mãn tính thì vi khuẩn sẽ phá hủy cơ quan nội tạng của gà và khiến chúng tử vong khá nhanh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh này người nuôi phải thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên, không để gà bị thương bởi vết thương là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

benh thuong gap o ga tha vuon tiem phong
Tụ huyết trùng là căn bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Những cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh và không gặp những bệnh thường gặp ở gà thả vườn thì người chăn nuôi thực hiện phòng chống bằng các cách sau:

Định kỳ phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Chủ trại cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại tới máng ăn, đảm bảo đủ điều kiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch và uống sạch. Ngoài ra cần vệ sinh luôn khu vực xung quanh nơi ở của gà để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc vệ sinh chuồng trại cần được diễn ra thường xuyên mỗi ngày để đảm bảo gà có môi trường sống tốt nhất, dễ dàng cho sự phát triển của gà và phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn đơn giản nhất.

Tiêm phòng vắc xin đúng giai đoạn phát triển

Cách phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn đó là phải tiêm đầy đủ những loại vắc xin theo đúng độ tuổi của gà như sau:

  • Đối với gà con mới sinh được 1 ngày tuổi thì tiêm vaccine Marek.
  • Đến lúc gà đạt mốc 7 ngày tuổi tiêm chủng đậu (tiêm dưới da vùng cánh).
  • Gà đạt 15 ngày tuổi tiêm vaccine cúm gia cầm.
  • Khi gà 30 ngày tuổi thì cho tiêm vaccine IB (phun hoặc uống).
  • Sau đó khi gà ở giai đoạn trưởng thành được 4 – 6 tháng tuổi thì tiêm nhắc lại Newcastle, cúm gia cầm và bệnh tụ huyết trùng.

Khi áp dụng các phương pháp phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn như vậy sẽ hạn chế tối đa việc gà mắc bệnh. Đồng thời sẽ giúp gà thả vườn có điều kiện để phát triển nhanh chóng, lớn mạnh.

benh thuong gap o ga tha vuon tu huyet trung
Tiêm vắc xin đúng giai đoạn để phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Kết luận

Cách phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết này. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho các chủ trang trại có thêm nhiều biện pháp phòng bệnh cho đàn gia cầm của mình trước các bệnh dịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *